Nấm hầu thủ là một dược phẩm quý hiếm và mang lại nhiều công dụng tốt con người. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc tại sao loại nấm này sao lại quý hiếm như vậy? Không biết quy trình nuôi trồng nấm hầu thủ có đơn giản không?
6 công dụng của nấm hầu thủ 🍄 không phải ai cũng biết
Nấm hầu thủ
Đặc điểm của nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ (nấm đầu khỉ) là một loại nấm ôn đới, chỉ sinh trưởng được ở những vùng có khí hậu mát mẻ và thường mọc trên những thân cây gỗ cứng.
Nấm hầu thủ có dạng hình cầu hoặc hình elip. Chúng có thể mọc riêng rẽ hoặc mọc thành từng chùm.
Đặc điểm nổi bật của loại nấm này là chúng có những tua nấm dày đặc và rũ xuống như đầu khỉ nên mới có tên gọi khác là nấm đầu khỉ.
Nấm hầu thủ khi còn non thì có màu trắng ngà, khi nấm già thì ngả sang màu vàng. Là một loại thực vật có hình dạng tuy hơi kì dị và độc lạ nhưng nấm hầu thủ có thể chế biến để ăn và được sử dụng làm dược phẩm để điều trị và bồi bổ cơ thể cho con người.
Công dụng của nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ được dùng để điều trị rất nhiều bệnh cho con người như:
Tăng khả năng của hệ miễn dịch
Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư
Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa
Chống viêm loét dạ dày
Hỗ trợ cân bằng lượng cholesterol
Giúp cải thiện trí nhớ
Cung cấp các khoáng chất, vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh
Hỗ trợ phòng chống bệnh loãng xương
Nâng cao sức đề kháng
Làm giảm mỡ máu
Là thuốc bổ cho hệ thần kinh,...
Ngày nay, nấm hầu thủ còn được sử dụng rất nhiều để chế biến trong các món ăn. Vậy có cách nào tự nuôi trồng nấm hầu thủ được không? Quy trình nuôi trồng nấm hầu thủ có những công đoạn gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua phần tiếp theo của bài viết nhé!
Quy trình nuôi trồng nấm hầu thủ trên mùn cưa
Vật liệu cần chuẩn bị
✔️Mùn cưa không chứa tinh dầu 78%
✔️Thạch cao 1%
✔️Đường trắng 1%
✔️Cám không mốc 20%
✔️Nước khoảng 60 đến 65%
✔️pH từ 5-6
Quy trình nuôi trồng nấm hầu thủ trên mùn cưa
🔹Cho giá thể (sự thay thế hoàn hảo cho đất trong phương pháp thủy canh) đã trộn vào túi và nén chặt. Tạo một lỗ giữa túi có đường kính từ 1 đến 1,5cm sau đó nhét nút bông hoặc giấy da bò vào và đem đi hấp khử trùng bằng autoclave ở nhiệt độ 121 độ C - 1ATM trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Có thể hấp bằng nồi thủ công bằng 3 lần hấp, mỗi lần hấp ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 3 tiếng và mỗi lần hấp cách nhau 24 tiếng.
🔹Sau khi hấp khử trùng, để túi giá thể từ 2 đến 3 ngày để loại bỏ những nấm lạ rồi mới cấy meo nấm đầu thủ vào. Lưu ý khi cấy meo nấm phải ở nơi kín, không có gió và hạn chế nhiều người ra vào. Có thể cấy meo nấm bằng tủ cấy vô trùng hoặc tủ cấy thủ công đơn giản nhưng trước khi cấy phải lau kỹ bằng cồn 70 độ.
🔹Sau khi cấy meo lên giá thể, tiến hành nuôi nấm ở phòng nuôi đảm bảo sự thông gió, không cần ánh sáng nhưng nhiệt độ phải từ 22 đến 25 độ C và độ ẩm không khí 60%. Hàng ngày phải kiểm tra quá trình nuôi trồng nấm hầu thủ mọc lên, nấm nào bị mốc phải đào lên và xử lý ngay lập tức để không ảnh hưởng sang những cây nấm khác.
🔹Khi nấm mọc kín túi, phải hạ nhiệt độ phòng xuống 20 đến 22 độ C, tăng độ ẩm không khí lên 90% và điều kiện ánh sáng tán xạ để xúc tiến sự hình thành thể quả.
🔹Khi gốc nấm phát triển thành hạt phải chuyển các túi giá thể sang phòng mọc nấm, vị trí mỗi túi cách nhau ít nhất 20cm để tránh thể quả chạm và mọc liền nhau. Lưu ý nên để nghiêng túi để khi tưới nước để nấm dễ hấp thụ nước hơn.
🔹Nếu phát hiện thể quả có màu hơi hồng, chứng tỏ ánh sáng đang bị mạnh, phải tiến hành che bóng. Nếu thể quả có gai thô, chứng tỏ thiếu độ ẩm, phải tưới nước lên mặt đất, lưu ý không để túi ngập nước.
🔹Khi thể quả mọc được dài khoảng 10cm, gai dài 5cm và các bào tử bắt đầu phân tán là đã đến lúc thu hoạch được nấm hầu thủ. Khi cắt nấm không nên cắt ngắn quá ảnh hưởng đến khả năng tái sinh mà nên để lại một đoạn cách giá thể khoảng 2cm là vừa. Cũng không nên cắt quá dài để tránh nấm tạp. Sau khi cắt nấm xong, nên hong khô hoặc ngâm muối để bảo quản nấm.
👉👉👉 Xem chi tiết:
Kỹ thuật trồng nấm đùi gà - nấm nhanh thu hoạch và cho giá trị cao
Cách trồng nấm hương bằng mùn cưa đơn giản năng suất cao