Trong những năm gần đây, nhu cầu của thị trường đối với nấm đùi gà là rất lớn. Nhờ những giá trị dinh dưỡng và hương vị thơm ngon, nấm đùi gà đã trở thành món ăn gia đình không thể thiếu. Vậy nuôi trồng nấm đùi gà được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Nấm 99 khám phá kỹ thuật trồng nấm đùi gà - mang lại giá trị kinh tế cao.
👉👉👉 4 công dụng của nấm đùi gà thiết thực cho cuộc sống
👉👉👉 Giá nấm đùi gà cập nhật mới nhất
Lợi ích của nấm đùi gà với sức khoẻ
So với các loại nấm cùng họ bào ngư, nấm đùi gà là loại nấm có chứa giá trị dinh dưỡng lớn nhất. Với hàm lượng giàu vitamin B1, B12, B6,... và các dưỡng chất khác như canxi, photpho, hay protein,... nấm đùi gà có khả năng giảm mỡ máu, lưu thông khí huyết, có lợi cho hệ tiêu hóa - miễn dịch.
Các bước chuẩn bị để trồng nấm đùi gà
Nguyên liệu trồng nấm đùi gà
Là các loại phế phẩm như gỗ vụn, ván bóc, rơm rạ, bông,... được băm nhỏ thành dạng mùn. Nấm đùi gà có thể sinh trưởng trên nhiều loại mùn cưa khác nhau nhưng lưu ý là không bị mốc hay mùn cưa của các cây có chứa tinh dầu và thân gỗ cứng. Mùn cưa nên dùng là khi vừa mới xử lý, khô ráo, nếu bảo quản phải chú ý tình trạng ẩm mốc, đóng tảng.
Phối trộn 100kg nguyên liệu theo công thức
✔️ 45 kg bông phế thải đã ủ và xé nhỏ
✔️ 40 kg mùn cưa đã ủ
✔️ 10 kg cám gạo
✔️ 1kg bột nhẹ
✔️ 4 kg bột ngô
Thời vụ nuôi trồng nấm đùi gà
Nấm đùi gà sinh trưởng tốt trong điều kiện lạnh. Vì vậy thời điểm thích hợp để trồng nấm đùi gà là vào mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Nhưng lý tưởng nhất và để nuôi trồng quanh năm thì cần đầu tư nhà lạnh và kho mát.
Lò khử trùng
Đây là bước chuẩn bị bắt buộc đối với mọi quy trình trồng nấm, đặc biệt là đối với kỹ thuật trồng nấm đùi gà. Lò khử trùng có thể được xây dựng thủ công bằng gạch theo tiêu chuẩn sau: 2 x 2 x 3 mét.
➖ Khoang dưới cùng: dùng để đốt than hoặc củi.
➖ Khoang giữa: đặt chảo gang đường kính 1,2 mét kết hợp với vỉ tre cách mặt chảo tầm 7cm.
➖ Khoang trên cùng: dùng để chứa các nguyên liệu phối trộn, cần có cửa 1,3 x 0,8 mét (cao x rộng) giúp quá trình vận chuyển, tháo dỡ nguyên liệu dễ dàng.
Với tiêu chuẩn này, mỗi khoang khử trùng có khả năng chứa từ 800 đến 1000 gói trồng nấm đùi gà.
Phòng cấy giống
Nên lựa phòng khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và được thanh trùng bằng formol. Các dụng cụ nuôi cấy cũng được chuẩn bị đầy đủ và khử trùng.
Phòng nuôi sợi
Phòng nuôi sợi là nơi thông thoáng, có lối đi lại thuận tiện cho chăm sóc và vận chuyển, cần đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
Độ ẩm không khí: 65 - 70%
Nhiệt độ: 23 - 28 độ C
Không cần chiếu sáng
Phòng ra quả
Tương tự như phòng nuôi sợi, phòng ra quả cũng cần thông thoáng, tuy nhiên có sự khác biệt về các tiêu chuẩn sau:
Độ ẩm không khí: 85 - 95%
Nhiệt độ: 12 - 15 độ C
Chiếu sáng từ: 5 đến 7 giờ mỗi ngày
Quy trình kỹ thuật trồng nấm đùi gà
Bước 1: Ủ mùn cưa, bông
Đối với mùn cưa: ủ từ 2 đến 4 ngày
Đổ mùn cưa lên nền sạch, rồi tưới đều bằng nước vôi trong theo tỉ lệ trung bình 1kg mùn cưa với 1,2 lít nước vôi trong. Tiến hành đảo đều và ép thành đống ủ, phủ nilon để mùn cưa thấm nước và trương nở tế bào gỗ.
Đối với bông: ủ từ 24 đến 36 giờ
Bông được xử lý ngâm trong nước vôi 1% rồi vắt bớt, cũng để ủ thành đống và che kín bằng bao tải dứa hoặc nilon. Chú ý, nơi ủ phải có khe thoát nước để tránh đọng lại trong đống ủ.
Bước 2: Khử trùng
Sau khi phối trộn, tiến hành đóng gói vào các túi nilon kích thước 19 x 33 cm; buộc chun; bông nút; đậy nút. Rồi thực hiện khử trùng trong lò từ 10 đến 12 giờ. Nguyên liệu trồng nấm đạt chuẩn có mùi thơm, không bị lên men, để nguội rồi chuyển vào phòng cấy giống.
Bước 3: Cấy giống
Vệ sinh hộp gỗ, dụng cụ cấy, chai giống bằng bông cồn. Đợi que cấy nguội, trên ngọn lửa đèn cồn, mở nút chai giống đặt nằm nghiêng, từ từ tưới nguyên liệu. Sau khi cấy được 6 – 7g giống vào bề mặt túi nguyên liệu rồi đậy nắp bông lại.
Bước 4: Nuôi sợi
Sau khi cấy giống, tiến hành ươm sợi trong phòng nuôi. Trong giai đoạn này, không cần tưới nước và hạn chế di chuyển túi nguyên liệu. Sau 30 đến 35 ngày, sợi nấm đã mọc kín túi giống, ta tháo cổ nút. Dùng thìa nhỏ cào lớp giống mỏng trên bề mặt túi để kích thích hình thành quả.
Đặt các túi nấm lên giàn nuôi trong 4 đến 5 ngày đợi nấm hồi phục thì chuyển sang phòng ra quả.
Bước 5: Nuôi quả
Từ khi nấm hình thành cho đến lúc chui ra khỏi miệng túi là từ 8 đến 10 ngày. Lúc này nấm đùi gà cần được bổ sung nước tưới. Nấm không được để mọc thành chùm, chỉ nên để 2-3 cây nấm trong mỗi bịch.
Bước 6: Thu hoạch nấm
Từ lúc nấm ra đỉnh ghim đến ghi thu hoạch là tầm 4 ngày. Thời điểm lý tưởng để thu hoạch nấm là khi nấm có màu sáng và đạt kích thước trung bình từ 7- 12cm. Sau thu hoạch và loại bỏ hết chân nấm sót, tiến hành chăm sóc chờ thu hoạch các lứa sau.
Trên đây là cho quá trình nuôi trồng nấm đùi gà chi tiết. Hy vọng bạn đọc đã tìm được cho mình những thông tin hữu ích.
Cách trồng nấm hương bằng mùn cưa đơn giản năng suất cao
Quy trình nuôi trồng nấm hầu thủ và những điều cần biết